Những điều cảnh sát giao thông không được làm đối với người tham gia giao thông được tổng hợp chi tiết nhất qua chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bình tĩnh hơn để có thể xử lý giải quyết với CSGT. Ngoài ra cũng cần chú ý để tránh việc gặp phải cảnh sát giao thông giả, hoặc bị cảnh sát phạt sai. Cùng Picar tìm hiểu ngắn gọn nhanh nào!
Mục lục
Những điều cảnh sát giao thông không được làm
CSGT không được tự ý rút chìa khóa xe của người vi phạm
Theo quy định thì việc rút chìa khóa xe của người vi phạm là một trong những điều mà các CSGT không được làm. CSGT có quyền được yêu cầu chủ phương tiện dừng xe theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, không có điều khoản nào quy định các CSGT được phép rút chìa khóa xe chủ phương tiện để khống chế người vi phạm.
Đặc biệt, trong Thông tư 65 thuộc Bộ Công An cũng có quy định, CSGT khi tiếp xúc với người dân phải giữ thái độ đúng mực, tận tụy và thái đọ lễ phép. Vì vậy, thái độ hách dịch, chèn ép, to tiếng, dọa nạt nhân dân, cố tình cưỡng chế… cũng được xếp vào hàng những điều cảnh sát giao thông không được phép làm.
CSGT không được tự ý dừng xe của người tham gia giao thông
Không tự ý yêu cầu người tham gia giao thông đang điều khiển phương tiện lưu thông dừng xe là một trong những điều CSGT không được phép làm. Tuy nhiên đặc biệt trừ trường hợp có tin báo thì các chiến sĩ CSGT được phép yêu cầu dừng xe.
>>> Nhiều người lái xe vô tình sai phạm luật khi tham gia giao thông, vô tình nhận được giấy phạt “nguội” mới vỡ lẽ. Cùng tìm hiểu cách check phạt nguội ô tô để thực hiện đúng quy định, tránh lỗi vi phạm trong thời hạn theo quy định nhé.
CSGT không được truy đuổi người vi phạm có đúng không?
Đuổi theo người vi phạm là việc mà nhiều người quan tâm và thắc mắc khá nhiều hiện nay. Trường hợp CSGT đưa ra hiệu lệnh và yêu cầu dừng xe nhưng người vi phạm cố tình không bỏ chạy thì CSGT có quyền đuổi theo hay không?
Đối với trường hợp này, nhiều luật sư cho rằng chưa có một điều luật nào rõ ràng về việc cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm luật mà chỉ có quy định về việc CSGT được yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe một cách an toàn. Những thông tin liên quan về điều này được quy định rõ tại Điều 87 thuộc Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 5 trong Thông tư 01 năm 2016 thuộc Bộ Công An.
CSGT không được xử phạt sai hành vi vi phạm
Khi bị CSGT buộc dừng xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ, trước khi thực hiện các bạn hãy hỏi cảnh sát giao thông về lỗi vi phạm khi tham gia giao thông của mình. Trước khi nhận “xử phạt” bản thân chúng ta cần biết được lỗi vi phạm để thực hiện đúng cũng như chấp hành theo yêu cầu. Nếu CSGT đưa ra lỗi không chính xác so với tình huống theo luật quy định hoặc không đưa ra lỗi bạn có quyền từ chối xuất trình giấy tờ cá nhân, đây cũng chính là một trong những tình huống CSGT không được làm khi thi hành nhiệm vụ.
CSGT không được nhận tiền của người dân
Căn cứ khoản 2 điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ- CP quy định các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý hành chính. Theo đó, Cảnh sát giao thông không được Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi và nhận tiền hoặc tài sản của người vi phạm, dung túng, bao che cho hành vi vi phạm của người tham gia giao thông khi xử lý vi phạm hành chính.
Với hành vi vi phạm này, hình thức kỷ luật cao nhất được áp dụng đó là buộc thôi công tác và đuổi ra khỏi ngành (khoản 4 điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP. Việc nhận tiền của người vi phạm làm sai lệch kết quả xử lý sẽ bị sa thải, chứ không phải ở mức độ kiểm điểm nội bộ hay thuyên chuyển sang vị trí khác rồi tiếp tục hoạt động công tác.
Cảnh sát giao thông chỉ được dừng xe trong 3 trường hợp
Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA thuộc Bộ Công an, các chiến sĩ CSGT sẽ được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hay thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Tuy nhiên cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào ngoài trường hợp phát hiện lỗi vi phạm? Bộ luật có quy định cụ thể các điểm b, c, d thuộc Điều 16 về việc cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe:
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng của cơ quan điều tra; văn bản đề nghị cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, đấu tranh phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác. Chú ý văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, các tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, lực lượng tham gia phối hợp;
– Có tin báo, phản ánh, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đang vi phạm đường bộ.
Như vậy, từ ngày 05/8/2020 khi Thông tư 65 có hiệu lực, thì ngoài 03 trường hợp đặc biệt trên và trường hợp trực tiếp phát hiện lỗi vi phạm thì cảnh sát giao thông không được dừng phương tiện đang lưu thông trên đường.
Một số điểm cần lưu ý khi gặp cảnh sát giao thông
Một số người khá “sợ hãi” dẫn đến mất bình tĩnh khi gặp cảnh sát giao thông. Tuy nhiên thì có một số trường hợp cần cảnh giác cao độ cho người dân như trường hợp CSGT giả, hoặc CSGT không có thẩm quyền dừng xe, trường hợp CSGT sai,… người dân cần nhớ những lưu ý được đề cập dưới đây:
- Trường hợp CSGT giả, CSGT không có thẩm quyền dừng xe? Nếu cảm thấy đối tượng đang có vẻ như là giả danh cảnh sát giao thông thì bạn nên hỏi quyết định phân công thi hành nhiệm vụ của cấp trên trong đó có ghi cụ thể thời gian thực hiện, tuyến đường được thực hiện cũng như là mộc đỏ của bộ công an. Tuy nhiên an toàn vẫn là trên hết. Bạn nên cảnh giác trước khi quyết định tấp vào lề khi các cảnh sát giao thông tiến ra đường hiệu lệnh yêu cầu bạn dừng xe nếu bạn xác định rằng mình hoàn toàn không có lỗi vi phạm.
- Trường hợp CSGT sai: Trong trường hợp này thì nên bình tĩnh, nói chuyện nhã nhặn giải thích với các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Không nên dùng thái độ lớn tiếng, văng tục sẽ khiến bạn mắc các lỗi khác. Dĩ nhiên thì những điều cảnh sát giao thông không được làm ở đây cũng chính là lớn tiếng nạt nộ, đe dọa uy hiếp người đang dừng phương tiện để kiểm tra và thi hành phạt.
- Trường hợp CSGT đúng: Trường hợp này thì dĩ nhiên phải chịu phạt rồi đúng không ạ. Tuy nhiên các CSGT cũng có “lòng trắc ẩn” nhé. Nếu thái độ của bạn hợp tác, ngoan ngoãn chấp hành thì dĩ nhiên cũng sẽ được “nương tay” bằng cách giảm tội vi phạm hoặc thế nào đó. Nhưng nhất định là không được lớn tiếng nạt nộ, cô chấp hoặc phản kháng, bỏ chạy.
Một số câu hỏi thường gặp về CSGT
Người dân có quyền kiểm tra chuyên đề làm việc của cảnh sát giao thông không
Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA, người dân hoàn toàn được phép có quyền được biết kế hoạch tuần tra, kiểm soát chuyên đề của CSGT thông qua hình thức trên. Chú ý không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hoặc kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT. Hãy tìm hiểu thật kỹ luật trước khi muốn “lách luật” hay có ý định chống đối nhé!
Trên thực tế, nhiều người dân khi bị CSGT dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ thường có thái độ chống đối, bất hợp tác và đòi CSGT xuất trình văn bản kế hoạch, chuyên đề liên quan. Trong trường hợp này thì các CSGT có thể đưa kế hoạch, chuyên đề cho người dân biết hoặc hướng dẫn truy cập, truy vấn thông tin theo hình thức công khai được nêu tại Điều 6, Thông tư 67/2019/TT-BCA.
Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông
Điều 7 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: “CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra và kiểm soát để kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm luật về giao thông đường bộ với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ cũng như hành lang an toàn đường bộ.”
Điều 4, Thông tư 65/2012/TT-BCA, CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra giao thông đường bộ có nhiệm vụ:
- Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Cục CSGT đường bộ – đường sắt, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh); Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng CSGT Công an cấp tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng phòng CSGT); Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục CSGT đường bộ – đường sắt; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện); kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi địa bàn tuần tra và kiểm soát; Phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
- Báo cáo và đề xuất các cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh và trật tự an toàn giao thông đường bộ; phối hợp cùng với các cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
- Hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn giao thông, tổ chức cấp cứu cho người bị nạn, giải quyết các tai nạn giao thông theo quy định pháp luật và Bộ Công an.
- Phối hợp với đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng và chống tội phạm hoạt động trên phương tiện giao thông đường bộ, địa bàn phân công theo quy định pháp luật.”
Hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông
Khoản 1 Điều 17 Thông tư 65/2020/TT-BCA ( hiệu lực từ 05/8/2020) quy định hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của các chiến sĩ cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong những tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:
- Gậy chỉ huy giao thông, loa, còi, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông kiểm soát, tuần tra.
- Các tín hiệu khác dựa theo quy định pháp luật bao gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.
Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi dừng phương tiện đang lưu thông như làm người điều khiển phương tiện ất tập trung, giật mình, dừng xe không an toàn, gây tai nạn,…
>> Vừa rồi Picar đã tổng hợp khá chi tiết và đầy đủ những điều cảnh sát giao thông không được làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Còn nhiều vấn đề khá hay ho khác liên quan đến các luật, giao thông,….và thậm chí là giá xe ô tô quý đọc giả có thể tìm thấy ở Picar. Theo dõi chuyên trang tin tức của Picar để là những người đi đầu trong thông tin tổng hợp về xe và an toàn giao thông nha.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PICAR VIỆT NAM
- Địa chỉ: 58 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 754000
- Holine: 028.73.091096
- Webiste: www.picar.vn
- CSKH: cskh@picar.vn