kinh nghiem lai xe qua duong bang tuyet

5 Kinh nghiệm lái xe đường tuyết để bảo đảm AN TOÀN khi lưu thông

5/5 - (1 bình chọn)

Ở Việt Nam tuy không phổ biến đường tuyết. Nhưng việc học hỏi kinh nghiệm lái xe đường tuyết cho bác tài để có thể đi đến những khu vực hàn đới, lạnh và đôi khi có tuyết ở Việt Nam vẫn rất quan trọng. Cùng Picar tìm hiểu về những kỹ năng rất ít người biết nhưng lại vô cùng hiệu quả này ngay bên dưới.

kinh nghiem lai xe oto duong tuyet

Chuẩn bị đạo cụ phù hợp mặt đường tuyết

Về tính chất, đường có tuyết rơi khá giống như đường mưa, trơn trượt nhưng mức độ phức tạp và mức độ nguy hiểm thì được đánh giá là cao hơn nhiều. Theo kinh nghiệm của người chuyên đi những đoạn đường có tuyết rơi,… xe ôtô thường nên có một loại lốp chuyên dụng dùng chạy vào mùa đông có tuyết.

Chiếc lốp này được thiết kế có nhiều rãnh bám đường tốt, thậm chí có đinh để làm vỡ băng tuyết. Còn xe ở Việt Nam, tuyết rơi chỉ là hiện tượng khá ít khi xảy ra nên loại lốp này rất ít được bán hơn hoặc chỉ bán ở những nơi chuyên dụng cho những ai thực sự có nhu cầu và tìm đến. Vì vậy, nếu di chuyển bằng loại lốp chạy thông thường trên đường băng tuyết sẽ rất nhiều rủi ro.

kinh nghiem lai xe duong tuyet

Kinh nghiệm lái xe đường tuyết – Đánh giá mặt đường

Một số đoạn đường có lớp băng mỏng đóng trên mặt đường, khác tuyết trắng, băng có màu trong và lẫn mặt đường màu đen (băng đen) khó nhận ra. Đây là một mối nguy hiểm lớn cho những tay lái non kinh nghiệm. Vậy nên việc học hỏi kinh nghiệm lái xe đường tuyết lại vô cùng quan trọng khi gặp những đoạn đường bất chợt như thế này.

Tránh đi đoạn đường lạ 

Đối với đoạn đường không quen thuộc, địa thế bị tuyết che lấp, khi đi cần hết sức cẩn thận vì rất có thể có nhiều hố tuyết làm cho xe bị lọt và không thể di chuyển ra ngoài. Trong trường hợp khi phải vượt dốc nguy hiểm, theo kinh nghiệm lái xe đường tuyết thi tuyệt đối lái xe không được đơn độc đi một mình, cần có người lơ xe hoặc ai đó đồng hành, người này nối tiếp người kia để nếu xảy ra sự cố thì phối hợp cứu viện lẫn nhau.

Xem ngay:  Kinh nghiệm lái xe đi miền Tây AN TOÀN thêm bạn đồng hành

lai oto tren duong mua tuyet tai xe viet can chu y nhung gi

Xử lý sự cố khi xe bị lầy, mắc kẹt trong tuyết.

Nếu bạn bị mắc kẹt trong tuyết, lời khuyên của Picar chính là hãy giữ để ga nhẹ nhàng đừng đạp chân ga quá mạnh. Ban quay Volang xe cho bánh quay từ phía này sang phía kia liên tục cho đến khi bánh xe đẩy tuyết sang hai bên rồi từ từ bò lên khỏi lầy.

Cũng như bị lầy trong đầm hoặc cát, đừng cố ga để xe qua, bởi xe sẽ càng bị lún sâu hơn.

Hãy trang bị thêm dụng cụ cào tuyết, một chiếc xẻng nhỏ để dọn tuyết, nếu xe vẫn chưa thể đi được thì bạn hãy xúc ít sỏi cát đệm phía trước mũi và sau lốp xe để tạo ma sát và lực kéo, giúp xe khởi hành tốt hơn ra khỏi vũng tuyết băng giá.

Liên tục tiến lùi, nếu có người hỗ trợ bạn vừa đi vừa đẩy xe là tốt nhất, cho xe chuyển động, đánh lái sang hai bên để rẽ tuyết.

Nếu bị mắc kẹt trong xe thì bạn hãy chắc chắn mình đã đóng kín cửa, bịt hết các khe hở nếu có thể để chặn không khí lạnh vào trong xe. Bạn cũng có thể giữ ẩm cho mình bằng cách để máy nổ và mở điều hòa sưởi, nhưng hãy chú ý ống xả phải có lối thoát và không bị bịt bởi băng tuyết. Nếu không bạn sẽ bị ngạt bởi khí Carbon Monoxide rất độc hại, vì thế bạn tuyệt đối không được để động cơ chạy trong trường hợp này, khói sẽ đi ngược lại vào trong xe gây mất an toàn.

Khi đã phải dừng xe giữa đường như vậy và phía trước phía sau của bạn vẫn có xe, tuyết thì vẫn tiếp tục rơi mà bạn không thể ra ngoài thì hãy tạo một dấu hiệu gì đó cho các xe khác nhận biết ra bạn đang ở đó và trong xe. Kinh nghiệm của chúng tôi là hãy dùng một mảnh vải có màu sắc rực rỡ dễ nhận biết để treo phía trước và sau xe hoặc gài phía thành xe…

Xem ngay:  66 Biển báo cấm CẦN NHỚ tránh để bị PHẠT VẠ do thiếu hiểu biết

di chuyen duong tuyet can chuan bi dao cu

Chuẩn bị và kiểm tra xe kỹ lưỡng trước khi đi vào thời tiết có tuyết rơi

Vẫn là một công đoạn không thể thiếu, nhưng nếu bạn bỏ qua bước này với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tuyết và băng giá này thì thật là thiếu sót, nguy hiểm. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Hướng dẫn kiểm tra ô tô trước khi lái xe”, và trong bài viết này, TungAnh Auto xin tiếp tục nêu ra để các bạn chú ý hơn:

Lốp: Bạn đừng nghĩ rằng cứ cái lốp đó mà bạn băng băng phi lên, đưa nhau lên rừng lên núi mà ngắm tuyết. Đúng kỹ thuật khi trời mùa đông và nhiều tuyết, bạn phải thay bằng bộ lốp đông, bố ngang, cao thành dày lốp, rãnh sâu đủ tiêu chuẩn… nhưng vẫn phải đúng kích thước với xe của bạn.

Ắc quy: Hãy đảm bảo ắc quy của bạn luôn được sạc đầy, và khỏe để xe, hệ thống điện, đặc biệt là hệ thống đèn trên xe hoạt động tốt liên tục trong nhiều ngày với công suất lớn liên tục.

Động cơ: Lời khuyên là hãy sử dụng xe số sàn hoặc xe hai cầu, rất phù hợp cho những khu vực miền núi, địa hình phức tạp. Lúc đó động cơ số sàn sẽ khởi động tốt hơn, đi số nhỏ sẽ giúp bạn chống trơn trượt trên nền tuyết và băng giá

Nước rửa kính: Bạn hãy tưởng tượng, ngoài trời thì âm hàng chục độ C, tuyết phủ trắng và rơi đầy. Băng giá đóng trên kính lái liên tục, bạn bị khuất tầm nhìn và rồi bạn bơm nước rửa kính để gạt tuyết. Nhưng than ôi, chúng cũng bị đóng băng, hoặc có chăng bơm được thì cũng không làm sạch được. Bởi lẽ bạn đã không chú ý, bạn có thể bổ sung không đúng dung dịch, lượng nước nhiều làm chúng bị đóng băng và cũng không thể làm sạch. Bạn hãy đặc biệt chú ý nhé, vì chúng ta không thể liên tục xuống xe chỉ để gạt tuyết.

Nhiên liệu: Bạn nên đổ đầy nhiên liệu trước khi đi, bởi lái xe trong điều kiện trời rét, tuyết và băng giá, động cơ và điều hòa, quạt phải hoạt động nhiều hơn để giữ cho các bộ phận không bị lạnh và băng giá. Cũng như giữ cho nhiệt độ trong xe ấm, sưởi cho kính lái kính phụ… Trong một số trường hợp bạn bị lạc đường, hoặc đơn giản hơn bạn quay lại vì quá ngán ngẩm với thời tiết như thế này.

Xem ngay:  Các biển báo NGUY HIỂM CẦN NHỚ 2021 kèm MẸO để nằm lòng

Cửa, cửa kính: Bạn hãy vệ sinh qua bề mặt của xe, kính lái, kính cửa và kính sau, nếu xe của bạn để qua đêm dưới thời tiết băng giá và sáng dậy bạn đã không còn nhận ra xe mình thì hãy cào nhẹ nhàng lớp tuyết. Không nên dùng nước để vệ sinh, có thể bạn sẽ góp phần làm gia tăng băng giá trên cửa, kính.

kinh nghiem lai xe qua duong bang tuyet

Khóa: Với các xe phải dùng chìa để mở, hoặc cửa bị đóng băng, nên bạn có thể chuẩn bị một lọ WD – 40 trên xe. Nếu tra chìa vào mà không mở được thì bạn xịt một chút WD – 40 vào ổ khóa để làm tan băng, làm sạch. Nếu bạn không có WD – 40 thì hãy lấy bật lửa hoặc khò, máy sấy tóc để giảm nhiệt.

Quần áo ấm: Hãy chuẩn bị thêm áo ấm, áo khoác, găng tay, giày tất, dù trong xe rất ấm, nhưng nếu phải ra ngoài, thay đổi nhiệt độ liên tục sẽ làm bạn cảm lạnh, ho và viêm họng…

Đèn: Trời ban đêm trong nền nhiệt độ thấp và khu vực rừng núi sẽ có rất nhiều sương mù dày, càng lên cao bạn sẽ càng cảm nhận không khí bị loãng dần, chỉ thấy ẩm ướt. Lúc này đèn xe sẽ rất quan trọng, hãy bật đèn ở chế độ sương mù.

>> Kinh nghiệm lái xe đường tuyết tuy không thực sự phổ biến với hầu hết các tài xế. Tuy nhiên đối với những bác tài di chuyển ở những vùng có nguy cơ xảy ra tuyết đột ngột, mưa hoặc bão tuyết thì nhất định phải chú ý những điểm này. Các bác tài có thể theo dõi Picar đẻ hiểu hơn về những kỹ năng, tips để lái xe an toàn hơn từ kinh nghiệm những người đã lái xe lành nghề. Ngoài ra thì giá xe ô tô cũng là một trong những thông tin mà rất nhiều tài tìm đến Picar để được theo dõi sát sao nhất giá dòng xe mình đang “nhắm” đến.

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PICAR VIỆT NAM
  • Địa chỉ: 58 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 754000
  • Holine: 028.73.091096
  • Webiste: www.picar.vn
  • CSKH: cskh@picar.vn
Zalo
Phone