Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt an toàn bất chấp thời tiết mưa bão

Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt AN TOÀN bất chấp mưa bão

Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt tài mới chưa biết phải đọc mà tài cũ dù đã biết cũng vẫn phải đọc để củng cố xem kiến thức mình áp dụng bấy lâu nay có thực sự là thông minh và đúng quy tắc hay không nhe. Picar sẽ tổng hợp hết sức ngắn gọn để các bác tài có thể hiểu và ghi nhớ một cách nhanh chóng nhất.

Kinh ngiệm lái xe đường trơn trượt chuẩn an toàn
Kinh ngiệm lái xe đường trơn trượt chuẩn an toàn

Mưa làm cho đường trơn, đặc biệt là cơn mưa đầu tiên sau mùa khô hạn. Điều này là do chất nhờn như dầu, mỡ rơi ra từ xe cộ lưu thông, cộng thêm chất bẩn khác tích tụ trên bề mặt đường thời gian dài. Cơn mưa đầu tiên có thể làm dầu mỡ và chất này tan, làm đường trơn trượt khiến độ bám lốp trên bề mặt đường giảm.

Mặt đường trơn, ướt luôn là nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông. Dưới đây là cách các kỹ năng cần thiết để xử lý bạn nhất định phải đọc để bảo đảm an toàn cho chính mình và những người xung quanh.

Giảm tốc độ ngay lập tức

Khi ô tô đi trên đường trơn thì ma sát lốp ô tô và mặt đường giảm, do lớp bùn và dầu trên mặt đường ngăn cách lốp tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường. Vì thế, thao tác lái xe đi trên đường khô ráo trước đó sẽ đổi để thích nghi bề mặt mới. Nếu xe nhanh trên đường có nhiều nước, nước bám theo rãnh lốp nên lốp xe không tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường.

Do vậy, xe giống như đang “lướt” trên một lớp nước mỏng, dẫn đến hiện tượng Hydroplaning – tiềm ẩn nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, ngay khi đi vào đường trơn, hoặc khi trời vừa bắt đầu mưa, lái xe nên giảm tốc độ. Điều này, làm giảm quán tính cho xe đồng thời để tăng diện tích tiếp xúc lốp xe với mặt đường, từ đó tăng độ bám.

Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt - Giảm tốc độ ngay lập tức
Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt – Giảm tốc độ ngay lập tức

Cách giảm tốc độ đúng chuẩn, an toàn

Giảm tốc độ cho đến khi bánh xe tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường. Nếu đang chạy quá 50km/h, nên giảm 8 – 10km/h so với tốc độ đang chạy. Với tốc độ 50km/h hoặc thấp hơn, lái xe không cần phải giảm tốc. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào tình trạng lốp. Vì lốp là nhân tố chính duy trì độ bám xe. Nếu lốp xe bị mòn, chẳng hạn ta-lông lốp bị mòn, thì lúc này giảm hẳn tốc độ về 30km/h hay 40km/h. Tránh lái qua vũng nước hoặc các khu vực bị ngập. Cố gắng duy trì tay lái ở tâm đường.

Dùng phanh đúng lúc

Nếu xe mất độ bám do trơn ướt, tốt nhất đừng hãm phanh hay rẽ đột ngột. Vậy có thể khiến xe bị văng theo quán tính, rất nguy hiểm. Khi đi vào đường trơn, việc cần làm là giữ khoảng cách an toàn với xe phía xa hơn so với điều kiện thời tiết thường và giảm tốc độ. 

Đối với xe có hệ thống ABS (phanh chống bó cứng), khi bắt đầu bị trượt, người lái chỉ cần đạp, giữ và đánh lái. Hệ thống máy tính ABS sẽ tự tạo ra một chuỗi nhấp nhả để bạn vừa có thể phanh, duy trì tay lái đưa xe khỏi chỗ trượt.

Dùng phanh đúng lúc
Dùng phanh đúng lúc

ABS thực chất là hệ thống sử dụng cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh xe. Hệ thống giám sát tốc độ các bánh khi phanh. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh, loại bỏ khả năng lốp trượt – duy trì điều khiển xe. Thông thường hệ thống trên xe có trang bị ABS sẽ thay đổi áp lực phanh 30 lần/giây, từ mức áp lực tối đa lên một bánh đến áp lực bằng 0.

Nếu xe không có ABS, bạn nên bình tĩnh, nhấp nhả phanh theo cách: trước tiên đạp phanh cho tới khi giảm hẳn tốc độ, rồi nhả chân phanh, lặp lại hai bước trên đều đặn tới khi dừng an toàn. Trong trường đi trên đường ngập, trơn thì nên lưu ý, khi đi vào vùng đất đọng nước, giảm lực ma sát với lốp xe. Làm khô bề mặt tiếp xúc má phanh, bạn nhấn nhẹ phanh cho tới khi bạn cảm thấy phanh về trạng thái trước đó.

>>>Tham khảo ngay loạt kinh nghiệm lái xe mà các “tài” nên biết và áp dụng:

Không đánh lái mạnh

Khi đi trên đường trơn ướt gặp xe bị mất lái, lúc này cần bình tĩnh, giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh. Nếu mất lái, phản ứng tự nhiên nhiều người là tiếp tục đánh lái. Nhưng đó là sai lầm vì không mang lại kết quả, nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Lúc này, cần bình tĩnh giữ lái, thả chân ga, rà phanh.

kinh nghiem lai xe duong mua
Không đánh lái mạnh – Kinh nghiệm lái xe đường mưa bão

Chú ý vào cua và xử lý trượt bánh

Khi quay (cua) góc hẹp đường trơn rất dễ làm trượt bánh sau, va đập vào thành rào bảo vệ hoặc xe làn đường bên cạnh. Để tránh, người lái không nên quay gấp ở góc cua hẹp. Nên cố gắng đưa xe sang làn đối diện, lúc đó bán kính góc cua giảm, việc vào cua không bị “ngoặc” mạnh. Ô tô bị trượt bánh trước (Understeer) hay trượt bánh sau (Oversteer) là trường hợp nguy hiểm. Nếu đang lái xe trên đường trơn, không nên tăng tốc nhanh. Việc duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp tránh nguy cơ trượt bánh.

Lưu ý, đừng nhả chân ga hoặc chân phanh nhanh. Nếu bị trượt bánh trước, giảm tốc bằng bỏ chân ga nhưng không đạp phanh. Ở xe ô tô có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, tài xế có thể áp dụng việc đạp phanh. Tuy nhiên nên nhớ là chỉ là đạp nhẹ, chứ không đạp lút. Trả lái về hướng thẳng hoặc gần thẳng, nhờ đó lấy lại độ bám đường của lốp nhanh hơn. Sau khi xe giảm tốc và nhận thấy độ bám phù hợp đã trở lại, tài xế đánh lái theo hướng vào cua như thường.

Khi bị trượt bánh sau, không phải cố chống lại. Việc cần làm là không nhìn theo hướng xe xoay, mà phải nhìn theo hướng tới. Khi đã xác định hướng muốn tới, đánh lái ngược (countersteering) về phía hướng đó chống lại hiện tượng xoay của xe. Hiện tượng này giống việc các tay đua “drift” qua khúc cua, lấy lại độ bám bánh sau, có thể đạp mớm ga.

Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt
Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt

Giữ chặt vô lăng quan trọng trong kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt

Khi xe ô tô lao phải vũng nước tốt nhất là nên giảm tốc độ từ trước, đi chậm qua vũng nước. Nếu không thể né tránh thì hãy cố gắng giữ chặt vô lăng và cảm nhận bánh lái đang xảy ra việc gì để kịp thời xử lý.

Hạn chế đạp hoặc rà phanh

Việc đạp hoặc rà phanh liên tục sẽ khiến cho việc điều khiển xe diễn ra nguy hiểm và khó khăn hơn vì vậy bác tài cần tập trung và áp dụng rà phanh đúng lúc, đúng thời điểm nhé!

>> Với những kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt vô cùng đơn giản nhưng lại mang tính chất sống còn như vừa đề cập, Picar hy vọng đây là một bài viết hữu ích cho bạn. Bên cạnh những kinh nghiệm, tips và mẹo như thế này thì giá xe ô tô chính là một trong những điểm mạnh mà Picar khiến các khách hàng của mình luôn liên tục “tới lui” để thăm hỏi và bắt kịp thời cơ mua xe ô tô giá hời.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PICAR VIỆT NAM
  • Địa chỉ: 58 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 754000
  • Holine: 028.73.091096
  • Webiste: www.picar.vn
  • CSKH: cskh@picar.vn
Zalo
Phone